Bài viết nổi bật Dịch vụ Sơn Epoxy nền 3d Dịch vụ sơn Epoxy nền Bê Tông Thi công sơn chống cháy 【 ccct99】 Thi công sơn ống cứu hoả PCCC【 PC01】 Sơn chống nóng (sơn cách nhiệt) Sơn chịu nhiệt Thi công sơn sàn phòng sạch 【 theo tiêu chuẩn châu âu】 Thi công sơn sàn(nền) kho lạnh 【theo tiêu chuẩn EU】 Sơn nền nhà xưởng 【theo tiêu chuẩn USA 】 Thi Công Sơn Epoxy Sân Cầu Lông Chất Lượng Dịch Vụ Thi Công Sơn Sàn Epoxy Báo Giá Thi Công Sơn Epoxy 2022 Thi công sơn kẻ vạch bó vỉa, sơn phản quang, sơn giao thông 【GTPL1 】 Kỹ thuật Sơn Epoxy Hệ lăn Thi Công Sơn Epoxy Tự San Phẳng Sơn chịu nhiệt 1. Sơn chịu nhiệt là gì? Sơn chịu nhiệt công nghiệp là loại sơn dầu, thường là gốc Silicone, có thể chịu được nhiệt độ cao, được sử dụng ở những thiết bị cần mức chịu nhiệt lớn như lò nung, lò hơi, lò, đốt, lò sưởi, động cơ máy phát điện, kiềng bếp ga, bô xe máy,…. Loại sơn này thường dùng để phủ lên một số đồ vật nhằm giúp cho các đồ vật này chống chọi được với nhiệt độ, tác động bên ngoài, không bị ăn mòn, rỉ sét. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho bề mặt đồ vật đẹp hơn. Thực tế sơn chịu nhiệt nào cũng có gốc dầu vì sơn nước không thể chịu được nhiệt độ cao. Do đó, có thể gọi sơn dầu chịu nhiệt là sơn chịu nhiệt hoặc sơn công nghiệp chịu nhiệt. Căn cứ vào mức độ chịu nhiệt, người ta có thể phân sơn chịu nhiệt ra làm nhiều loại như: Sơn chịu nhiệt 100 độ C Sơn chịu nhiệt 200 độ C Sơn chịu nhiệt 300 độ C Sơn chịu nhiệt 500 độ C Sơn chịu nhiệt 600 độ C Sơn chịu nhiệt 1000 độ C Sơn chịu nhiệt 1200 độ C... Sơn chịu nhiệt có khá nhiều màu khác nhau, phổ biến là các màu cơ bản như đen, bạc, nhôm. Ngoài ra, sơn chịu nhiệt cũng có một số màu sắc nổi bật như vàng, đỏ, đồng,… Động cơ ô tô có sử dụng sơn chịu nhiệt. 2. Ưu, nhược điểm của sơn chịu nhiệt Các loại sơn sơn chịu nhiệt thường được dùng để bảo vệ các đồ vật dưới tác động của nhiệt độ, tác nhân bên ngoài xuất phát từ các ưu điểm sau: Bảo vệ tốt nhất cho về mặt vật liệu: Do sơn có thể chịu được mức nhiệt độ rất cao, lên đến 1200 độ C. Tăng tính thẩm mỹ: Do có màng sơn đanh chắc, độ bền màu cao nên tăng tính thẩm mỹ, hạn chế tối đa bay màu Dễ dàng thi công: do có độ bám dính cao Khả năng chống lại tác động từ bên ngoài tốt: Sơn có khả năng chống nước, hóa chất, dầu. Màng sơn cứng: chống mài mòn hiệu quả. Khả năng bám dính cao Dễ sử dụng Sơn dầu chịu nhiệt giúp chống lại nhiệt độ cao lên đến 1200 độ C. Tuy nhiên, sơn chịu nhiệt cũng có nhược điểm là màu sắc không phong phú, không được đa dạng như các dòng sơn khác. 3. Sơn chịu nhiệt thường được sử dụng ở đâu? Với đặc tính chịu được nhiệt độ cao, sơn chịu nhiệt thường được sử dụng ở một số nơi như: Lốc máy, nhà máy, sơn chịu nhiệt lò hơi, lò đốt, lò nung, lò sưởi, tủ sấy Đường ống xả, ống khói, ống dẫn khí nóng, khí thải công nghiệp Nồi hơi, nồi cô đặc, thiết bị chưng luyện, phân tách Dây chuyền sấy công nghiệp, xyclon lọc bụi, lọc điện Động cơ máy phát điện, các máy móc phát sinh nhiệt khi sử dụng Thùng chứa, đường ống dẫn xăng đầu và dung môi hữu cơ Khung cửa bằng sắt thép, mái tôn ở các khu vực chống nóng Kiềng bếp ga, pép chia lửa, bô xe máy, ống xả ô tô Sơn chịu nhiệt cho các bề mặt kim loại Thiết bị khác Sơn chịu nhiệt được sử dụng trong các đồ dùng, trang thiết bị trên không chỉ có tác dụng chịu nhiệt mà còn giúp bảo dưỡng, tăng độ bền, đảm bảo an toàn trong lao động. 4. Những lưu ý trong quá trình sử dụng sơn chịu nhiệt 4.1 Lưu ý để đảm bảo chất lượng Sơn chịu nhiệt có tác dụng lớn, được sử dụng ở nhiều nơi như vậy nhưng để phát huy hết tác dụng của dòng sơn này, trong quá trình sử dụng sơn chịu nhiệt, bạn cần lưu ý một số điều cơ bản sau: Trước khi sơn: Làm sạch gỉ sét, vết bẩn và làm khô bề mặt định sơn Khi sơn: Không nên sơn vào lúc mưa bẩn, độ ẩm từ 85% trở lên Sau khi sơn: Làm sạch dụng cụ, không để sơn tiếp xúc với NaOH, nếu không màng sơn sẽ bị hư hại Phải xử lý bề mặt thật sạch trước khi sử dụng sơn chịu nhiệt. Ngoài ra, bạn nên căn cứ vào bảng màu sơn, nhiệt độ quy định của nhà sản xuất để mua loại sơn chịu nhiệt có công dụng tốt, phù hợp với nơi, mục đích sử dụng. 4.2 Lưu ý để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường Xuất phát từ đặc điểm riêng, khi sử dụng sơn dầu chịu nhiệt phải lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn: Không để sơn tiếp xúc với lửa, nhiệt độ cao: Vì sơn dầu chịu nhiệt rất dễ cháy Để sơn xa tầm tay trẻ em và để xa nơi đựng đồ ăn thức uống Sử dụng đồ bảo hộ khi thi công: Bao tay, kính bảo hộ, mặt nạ phòng hơi độc... Tránh tiếp xúc với da, mắt: Vì sơn có thể gây kích ứng da, mắt, làm suy giảm thị lực. Nếu sơn dính vào da thì dùng nước và xà phòng rửa sạch luôn. Nếu sơn dính vào mắt, phải rửa sạch và đến gặp bác sĩ ngay. Không được hít hay nuốt sơn: Vì nó có thể gây kích ứng hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Nếu nuốt phải, cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Xử lý sơn bị đổ đúng cách: Lấy vật liệu hút thích hợp hoặc đất, cát cho vào chỗ sơn đổ cho ngấm hết sơn rồi thu dọn. Xử lý sơn thừa và thùng sơn rỗng đúng quy định: Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các cấp chính quyền. Tránh đổ sơn thừa xuống cống, rãnh, nguồn nước. Thùng sơn sau khi sử dụng bỏ đúng nơi quy định. Quy trình thi công sơn chịu nhiệt Áp dụng cách sơn chịu nhiệt đúng tiêu chuẩn đến từ nhà sản xuất sẽ đảm bảo lớp sơn hoạt động tốt, bảo vệ tối đa vật liệu khỏi tác động môi trường nhiệt độ cao. Tham khảo hướng dẫn quy trình sơn chịu nhiệt cũng như cách pha sơn chịu nhiệt khuyến nghị từ các nhà sản xuất để áp dụng ngay từ hôm nay. 1. Chuẩn bị dụng cụ Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các loại sơn và dụng cụ sau trước khi tiến hành sơn chịu nhiệt: Sơn lót chịu nhiệt: Nippon Inorganic Zinc Coating (nioz) hoặc Nippon S500 Heat Resisting Primer Sơn phủ chịu nhiệt: Nippon S450 Heat Resisting Black hoặc Nippon Heat Resisting Aluminium Dụng cụ: Cọ quét, con lăn hoặc súng phun có khí. 2. Cách pha sơn chịu nhiệt Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại sơn và dụng cụ cần thiết, bạn cần pha sơn chịu nhiệt. Pha sơn chịu nhiệt đúng như tài liệu kỹ thuật hướng dẫn là cách tốt nhất để đảm bảo lớp sơn chịu nhiệt của bạn có thể đạt hiệu quả chịu nhiệt cũng như độ bền cao nhất. Hãy sử dụng dung môi là Nippon Heat Resisting Thinner để pha loãng sơn chịu nhiệt theo liều lượng sau: Sử dụng cọ quét và con lăn: Pha loãng tối đa 10% Sử dụng súng phun có khí: Pha loãng tối đa 20% (18 – 20 giây bằng cốc đo NK2) Các bước pha sơn chịu nhiệt: Bước 1: Lấy một lượng sơn vừa đủ (tránh lãng phí) và nhớ đậy chặt nắp hộp sơn để bảo vệ sơn sử dụng sau này. Bước 2: Khuấy thật đều và kỹ sơn cùng với dung môi pha sơn chuyên dụng, đảm bảo sơn và dung môi hòa đều thành một. Lưu ý: Sơn có thể xảy ra tình trạng lắng cặn nên phải khuấy kĩ trước khi sử dụng. Cần đọc kỹ tài liệu tham khảo/ hướng dẫn sử dụng để có thể pha chuẩn nhất. Sơn chịu nhiệt đã pha nếu không sử dụng hết ngay có thể đậy nắp kín và sử dụng sau (không nên để quá lâu). 3. Quy trình sơn chịu nhiệt chuẩn kỹ thuật Sau khi đã pha sơn chịu nhiệt xong, hãy tiến hành sơn theo 4 bước sau: Bước 1: Chuẩn bị bề mặt Dùng bàn chải sắt chà sạch rỉ sét hoặc thổi mòn bề mặt theo tiêu chuẩn Thụy Điển SA-2.5 Sau đó dùng khăn lau sạch, không để rỉ sét, dầu mỡ hoặc các tạp chất khác dính trên bề mặt được sơn. Lưu ý: Cần đảm bảo bề mặt sơn duy trì tình trạng đạt tiêu chuẩn đến khi tiến hành sơn, nếu có rỉ sét thì cần phải thổi lại bề mặt. Bước 2: Sơn lót Dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun có khí sơn lót lên bề mặt với độ dày màng sơn khoảng: 20 microns (đối với màng sơn khô) và 41 microns (đối với màng sơn ướt) Thời gian khô ở 25 - 30 độ C: Khô bề mặt cần 30 phút, thời chuyển tiếp giữa 2 lớp là tối thiểu 8 giờ. Thời gian khô ở 200 - 240 độ C: Khoảng 30 phút. Lớp sơn đề nghị: 1 lớp Bước 3: Sơn phủ Khi lớp sơn lót đã khô, dùng cọ quét, con lăn hoặc súng phun khí sơn lớp sơn phủ lên bề mặt cần sơn. Đảm bảo độ dày lớp sơn khoảng: 30 microns (đối với màng sơn khô) và 66 - 81 microns (đối với màng sơn ướt) Thời gian khô ở 25 - 30 độ C: Khô bề mặt cần 30 phút, thời chuyển tiếp giữa 2 lớp là tối thiểu 2 giờ (với sơn Nippon Heat Resisting Aluminium) hoặc 8 giờ (với sơn Nippon S450 Heat Resisting Black). Thời gian khô ở 200 - 240 độ C: Khoảng 30 phút. Lớp sơn đề nghị: 1 lớp Bước 4: Vệ sinh dụng cụ Sử dụng dung môi là Nippon Heat Resisting Thinner để làm sạch dụng cụ sau khi sơn xong. Mọi chi tiết xin liên hệ mr Nam 0878.012.012 & 0567.012.012 Tên Email Địa chỉ Số điện thoại Tiêu đề Nội dung Gửi sơn chịu nhiệt thi công sơn chịu nhiệt Chia sẻ:
Sơn nền nhà xưởng 【theo tiêu chuẩn USA 】 08 Aug, 2021 Phúc Lộc là công ty chuyên Sơn nền nhà xưởng 【theo tiêu chuẩn USA 】uy tín với trên 15 năm kinh ngh...
Thi công sơn sàn(nền) kho lạnh 【theo tiêu chuẩn EU】 06 Aug, 2021 CTY PHÚC LỘC chuyên thi công sơn sàn(nền) kho lạnh 【theo tiêu chuẩn EU】bảo hành dài lâu. Với kinh...
Thi công sơn sàn phòng sạch 【 theo tiêu chuẩn châu âu】 06 Aug, 2021 Cty Phúc Lộc chuyên thi công sơn sàn phòng sạch 【 theo tiêu chuẩn châu âu】,luôn cập nhật nhưng tiê...